TOÁN MẦM NON

Miễn phí Vào học ngay

Bạn sẽ học được gì

  • Giúp cho cha mẹ (dù chưa có kỹ năng giảng dạy) sẽ trở thành người thầy đúng nghĩa đối với con cái.
  • Trẻ sẽ tiếp thu kiến thức toán học một cách nhẹ nhàn và luyện tập thuần thục thông qua các trò chơi gần gủi chứ không phải bài giảng khô khan.
  • Kết chặc tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
  • Cha mẹ không cần phải "Đao to búa lớn" khi muốn con học hành mà trẻ sẽ tự nguyện tham gia học tập.
  • Chuẩn bị cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi một nền tảng nhận thức toán học cơ bản để bước vào lớp một.
  • Ngoài kiến thức toán học, trẻ còn rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

​​

Giới thiệu khóa học

Lời mở đầu

  • Nếu trong vai trò phụ huynh, bạn hãy đọc tài liệu này.
  • Câu 1. Có 4 môi trường chính và rất quan trọng đối với con người trong giai đoạn đầu đời (tạm cho là 0 đến 20 tuổi) đó là: Bản thân học sinh, gia đình, trường học và xã hội. Phụ huynh cho rằng môi trường nào là quan trọng nhất ?
  1. ¨ · Bản thân của học sinh.
  2. ¨ · Gia đình của học sinh.
  3. ¨ · Trường học của học sinh.
  4. ¨ · Xã hội xung quanhh học sinh.
  • Câu 2. Nói về thầy cô giáo và cha mẹ, phụ huynh chọn một ý quan trọng nhất trong các ý sau đây:
  1. ¨ · Thầy cô và cha mẹ không khác gì nhau.
  2. ¨ · Thầy cô khác cha mẹ ở phương pháp giáo dục.
  3. ¨ · Thầy cô nên đối xử với học trò như cha mẹ đối với con cái.
  4. ¨ · Cha mẹ không có thời gian nên mới gởi đến trường học, vì vậy thầy cô phải là người chịu trách nhiệm chính đối với học sinh.
  • Câu 3. Nói về Cha mẹ, thầy cô và đứa trẻ, phụ huynh chọn một ý quan trọng nhất trong các ý sau đây:
  1. ¨ · Học sinh còn nhỏ tuổi, chưa có kinh nghiệm nên tuyệt đối không được cãi lời của cha mẹ, thầy cô.
  2. ¨ · Trong quá trình giáo dục cha mẹ, thầy cô phải quan tâm đến tính cách, sở thích, năng lực của học sinh để có sự tác động cho phù hợp.
  3. ¨ · Học sinh cần được tôn trọng và làm điều mình thích.
  4. ¨ · Thương là phải cho roi cho vọt.
  • Trong ba đáp án ở trên, nếu phụ huynh có đáp án nào khác đáp án (b) thì phụ huynh nên cân nhắc khi đọc tiếp tài liệu này vì có thể không phù hợp với quan điểm của phụ huynh.
  • Ở câu 1, đáp án là b – môi trường quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời của đứa trẻ chính là gia đình. Cách sống của cha mẹ, người thân trong gia đình sẽ ảnh hưởng lớn đến thái độ của đứa trẻ.
  • Ví dụ: Thầy cô dạy học sinh không được vượt đèn đỏ vì làm như vậy là không tốt và nguy hiểm cho bản thân và mọi người. Vì không kịp giờ hoặc để cho nhanh nên cha mẹ chở trẻ vượt đèn đỏ (may mắn không xảy ra tay nạn). Từ đó, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng điều thầy cô dạy không đúng. Cha mẹ không tôn trọng thầy cô thì đứa trẻ cũng xu hướng thiếu tôn trọng thầy cô và không nghe, không tin những gì thầy cô dạy.
  • Vì môi trường quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời của trẻ là gia đình nên vai trò của cha mẹ vô cùng lớn. Cha mẹ phải giáo dục, dạy cho con cái chứ không nên đổ hết trách nhiệm cho nhà trường, giáo viên.
  • Ở câu 2, đáp án là b – Thầy cô khác cha mẹ ở phương pháp giáo dục. Điểm mạnh của cha mẹ đối với con cái đó chính là sự hy sinh không có điều kiện, sự chiều chuộng con cái quá mức của cha mẹ sẽ dẫn đến sự ỷ lại của đứa trẻ, thiếu độc lập, thiếu kỹ năng sống. Điểm mạnh của thầy cô giáo là phương pháp và nghiệm vụ trong giáo dục đứa trẻ.
  • Ví dụ: Trước sự đòi hỏi của đứa trẻ, cha mẹ có xu hướng chiều theo hoặc dứt khoát không. Người giáo viên dạy cho trẻ tính mục tiêu nên trước đòi hỏi của trẻ, người thầy sẽ dẫn dắt học trò phân tích nên và không nên và hướng trẻ đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Thầy cô khác cha mẹ ở phương pháp giáo dục, gia đình lại rất quan trọng trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy, cha mẹ cần có phương pháp giáo dục của người thầy để giúp con cái có một nền tảng tốt.
  • Ở câu 3, đáp án là b – Trong quá trình giáo dục, cha mẹ, thầy cô phải quan tâm đến tính cách, sở thích, năng lực của trẻ để có sự tác động cho phù hợp.
  • Nếu hỏi phụ huynh muốn con mình học hay chơi, câu trả lời thường thấy là muốn con học hành.
  • Nếu hỏi trẻ thích chơi hay học, câu trả lời thường thấy là con muốn chơi.
  • Người thầy là người có phương pháp giáo dục, một trong những phương pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu của phụ huynh lẫn đứa trẻ trong giai đoạn này đó chính là “học mà như chơi, chơi để học".

Lời giới thiệu

  • Nội dung kiến thức của tài liệu này viết về môn toán học.
  • Tài liệu này dành cho người dùng để tổ chức giảng dạy kiến thức cho học sinh mầm non từ 3 - 6 tuổi.
  • Tài liệu chia thành nhiều chủ đề, mỗi chủ đề có nhiều bài, mỗi bài là hướng dẫn cho người dạy tổ chức các trò chơi để học sinh tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
  • Mục tiêu của tài liệu: Hỗ trợ phụ huynh trở thành người thầy ở nhà đối với học sinh. Thay đổi thái độ chưa tích cực của các em học sinh khi nói về học hành. Giúp các em nắm bắt kiến thức và hình thành kỹ năng một cách chủ động hơn.
  • Cấu trúc 1 bài học: 1) Kết hoạch chuẩn bị. 2) Mục tiêu (kiến thức, kỹ năng). 3) Hoạt động trò chơi. 4) Tổng kết trò chơi. 5) Rút kinh nghiệm.
  • “Trò chơi” nói láy lại là “Trời cho”, vậy nên ai cũng có thể tổ chức “Trò chơi”.
  • Tục ngữ có câu: “Học một biết mười”, vậy nên những gì trong tài liệu này là gợi ý, người đọc tùy điều kiện thực tế mà áp dụng, sáng tạo cho phù hợp.
  • Với trẻ em, người thầy (phụ huynh) phải biết: phương pháp, yêu thương, thấu hiểu, nhiệt tình, kiên trì, thân thiện, kỷ luật, tôn trọng.
  • Lời khen là vô cùng cần thiết, nhưng chỉ khen khi trẻ đạt được mục tiêu hoặc có sự cố gắng.
  • Phần thưởng để kích thích trẻ hành động, nhưng không phải lúc nào cũng thưởng. Phải dạy cho trẻ hành động vì mục tiêu chứ không phải vì phần thưởng. Phần thưởng người khác tặng cho không quan trong bằng phần thưởng của chính mình.
  • Cái gì mà quá mức sẽ có tác dụng ngược nên phải “cân bằng”. Ví dụ: Trao một số tiền lớn cho trẻ là hại trẻ, nhưng người trưởng thành thì có thể.
  • Chúc quý phụ huynh trở thành những “Cha mẹ thông thái” để giúp cho “Con cái thành công”.
  • Mời thầy cô và Phụ huynh cùng bước vào thế giới tuyệt vời, đầy bí ẩn: “Thế giới của trẻ em”.

Nội dung khóa học

  • Bài 1: Xác định mục đích
  • Bài 2: Giống nhau và không giống nhau (khác nhau)
  • Bài 3: Số 0 và 1
  • Bài 4: Số 0, 1, 2
  • Bài 5: Số 0, 1, 2, 3
  • Bài 6: Số 0, 1, 2, 3, 4
  • Bài 7: Số 0, 1, 2, 3, 4, 5
  • Bài 8: Số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6
  • Bài 9: Số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
  • Bài 10: Số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
  • Bài 11: Số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Học viên đánh giá

0
0 Đánh giá

0%

0%

0%

0%

0%

Giảng viên

Thầy Giáo Vui Vẻ

5 Học viên

3 Khóa học

0795121981

tontrongthongcamchiase@gmail.com